Dựa theo thông tin của trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia. Ước tính mỗi năm có 7 hay 8 cơn bão lớn nhỏ khác nhau. Mưa bão gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người về nhà cửa, tài sản. Thậm chí còn gây nguy hại đến tính mạng. Vậy làm thế nào để có thể hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến an toàn điện trong mùa mưa bão nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
Những thiệt hại do bão gây nên
Từ trước đến nay, bão luôn là mối nguy hại đối với một quốc gia. Do những thiệt hại nặng nề mà nó mang lại. Không chỉ vậy bão cũng có thể là nguyên nhân gây ra lũ lụt. Cuốn trôi đi nhiều nhà cửa, tài sản. Thậm chí là sinh mạng con người. Gió giật và lốc xoáy trong bão có thể gây tác động đối với nhiều công trình, nhà cửa, cây cối…
Nếu như do bão khiến nhà bị ngập. Dẫn đến ổ cắm và thiết bị điện bị ẩm ướt. Có thể gây ra hiện tượng chập điện cục bộ. Đồng thời có nguy cơ gây điện giật hay chập cháy. Gây nguy hiểm cho thành viên trong gia đình.
Sự cố về điện thường gặp nhất trong mùa mưa bão
- Các sự cố về điện gây thiệt hại trên diện rộng. Bão khiến cây cối, công trình đổ vào các đường dây, cột điện…
- Sự cố rò rỉ điện trong nhà: Bão khiến những thiết bị điện bị ẩm ướt. Những thiết bị không còn đảm bảo an toàn.
Chúng ta cần nhận thức được những sự cố ấy nhanh nhất có thể. Điều đó giúp bạn thực hiện những biện pháp phòng ngừa và đảm bảo an toàn điện.
Đảm bảo an toàn cho hành lang lưới điện
Để có thể đảm bảo an toàn điện cho gia đình, ta cần tích cực phối hợp với lực lượng điện lực để có thể tiến hành phát quang, chặt tỉa cây. Việc đó để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa cây cối với đường dây điện. Kể cả những cây cối ngoài hành lang lưới điện cũng cần được chú ý để tránh những sự cố đáng tiếc.
Trước mùa mưa bão, ta cần kiểm tra tất cả những biển quảng cáo, mái tôn có kiên cố hay không? Để có thể hạn chế những ảnh hưởng của thiên tai tới lưới điện.
An toàn cho hệ thống điện trong nhà
Cần thuê những nhà thiết kế có chuyên môn cao để thiết kế và thi công hệ thống điện trong nhà.
Đảm bảo trong hệ thống điện cần lắp đặt những thiết bị bảo vệ. Cụ thể như cầu chì, aptomat hoặc thiết bị đóng cắt có tính năng chống rò rỉ điện. Những thiết bị này được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện chung của gia đình và cho từng tầng, từng nhánh rẽ.
Để tránh nguy cơ ngập lụt do mưa lũ và tránh tầm tay trẻ em nên ổ cắm điện cần phải đảm bảo khoảng cách từ 1.4m so với mặt đất
Những thiết bị điện hay tiếp xúc với nguồn nước như máy giặt, bình nước nóng thì cần phải nối đất.
Cần kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện thường xuyên.
Khi mưa bão
Cần chú ý ngắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị ngoài trời khi trời có mưa to, gió lớn, sấm sét.
Khi có bão, chúng ta nên ngắt tất cả các nguồn điện trong nhà.
Khi có mưa bão, nếu ta đang ở ngoài đường thì tuyệt đối không nên trú mưa tại chân các cột điện hay dưới mái hiên trạm phát điện. Tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với cột điện, dây nối đất. hay không được đi qua những nơi có cột điện bị đổ gãy, dây điện bị võng hoặc đứt…
Xử lý sự cố
Khi phát hiện ra sự cố điện, ta nên lập tức liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng điện để được hỗ trợ 1 cách nhanh nhất. Ngăn cấm tự sửa chữa vì có thể dẫn đến những tai nạn về điện không đáng có.
Bài viết trên là những lưu ý vô cùng quan trọng về an toàn điện trong những ngày mưa bão. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích cho bản thân. Hẹn các bạn ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm những thông tin được cập nhật một cách nhanh nhất nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN