IoT đề cập đến tất cả các thiết bị vật lý trên thế giới được kết nối với internet. Từ đó có thể thu thập và chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng nhất. Vậy cụ thể IoT là gì? Ứng dụng của IoT đối với đời sống như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

1. IoT là gì?

IoT là gì?
IoT là gì?

IoT được viết tắt từ Internet of Things. Đây là mạng lưới rộng lớn nhất kết nối vạn vật trên toàn thế giới nhờ Internet. Nói một cách khác, IoT giúp tất cả các thiết bị mà con người đang sử dụng dễ dàng kết nối lại với nhau thông qua Internet. Nhờ vậy mà con người dễ dàng thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu thông tin.

  • Một số đặc điểm nổi bật của IoT như sau:
  • Tính kết nối liên thông: Tính năng này cho phép các thiết bị đều được kết nối với nhau
  • Tính không đồng nhất: Việc sở hữu phần cứng và network riêng biệt nên các thiết bị không thể đồng nhất trong IoT
  • Tính linh hoạt: Trong mạng lưới IoT, số lượng và trạng thái hoạt động của thiết bị đều thay đổi được
  • Quy mô: Thông qua mạng Internet, rất nhiều các thiết bị đều được kết nối
  • IoT đáp ứng tất cả các dich vụ liên quan mật thiết đến “Things”

2. Cấu trúc của hệ thống IoT

IoT bao gồm 4 thành phần chính là thiết bị, trạm kết nối, hạ tầng mạng và bộ phân tích xử lý dữ liệu.

Cấu trúc của IoT
Cấu trúc của IoT

Trong IoT, các cảm biến sẽ có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ cscs môi trường. Môi trường có thể là nhiệt độ, áp suất, ánh sáng,… Sau đó chuyển chúng thành dữ liệu trong môi trường Internet. Cuối cùng dữ liệu sẽ được xử lý nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

3. Ưu nhược điểm của IoT

3.1. Ưu điểm

  • Thông tin truy cập nhanh chóng, thuận tiện và chính xác
  • Cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa các thiết bị
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí khi dữ liệu, thông tin được truyền qua Internet
  • Tự động hóa các dịch vụ, cải thiện chất lượng cuộc sống

3.2. Nhược điểm

  • Việc bảo mật không cao, các thông tin dễ bị đánh cắp
  • Việc thu nhập và quản lý dữ liệu từ quá nhiều thiết bị IoT sẽ là một thách thức lớn cho doanh nghiệp
  • Khi xảy ra lỗi trong hệ thống, khả năng cao các thiết bị đang kết nối trong IoT sẽ bị hỏng

4. Tầm quan trọng của IoT

IoT là hệ thống giúp con người có một cuộc sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn. Từ đó con người có thể kiểm soát được thời gian và công việc một cách tốt nhất.

Tầm quan trọng của IoT
Tầm quan trọng của IoT

Đối với các doanh nghiệp, IoT giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình làm việc. Từ đó tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí lao động. Hơn nữa, IoT giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, công năng sản xuất và đề cao sự minh bạch trong giao dịch khách hàng.

Có thể nói, hệ thống mạng Iot đóng một vao trò quan trọng trong công việc và cuộc sống. Chắc chắn IoT sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đóng góp lớn vào sự phát triển của kinh tế và xã hội đất nước.

5. Lợi ích to lớn mà IoT mang lại

5.1. Lợi ích đem lại cho doanh nghiệp

Lợi ích dành cho doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều đến cách triển khai hệ thống. Doanh nghiệp nên được truy cập vào file dữ liệu nhiều hơn. File ở đây là dữ liệu các sản phẩm và hệ thống nội bộ của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, khi sản xuất các thiết bị hoạt động trong IoT, cảm biến đã được nhà sản xuất thêm vào. Cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp truyền lại được dữ liệu và xem cách chúng hoạt động. Từ đó sẽ phát hiện ra lỗi sớm, giảm thiểu thiệt hại.

Hệ thống IoT của doanh nghiệp được chia làm 2 phân khúc:

  • Các dịch vụ chuyên biệt: Đây là các dịch vụ dành riêng trong từng ngành cụ thể. Có thể kể đến nhà máy phát điện, các thiết bị chăm sóc sức khỏe, định vị thời gian,…
  • Các dịch vụ ứng dụng: Đó là các thiết bị IoT được sử dụng rộng rãi cho tất cả các ngành công nghiệp. Ví dụ cụ thể là hệ thống nhiệt độ, hệ thống an ninh,…

5.2. Lợi ích cho người sử dụng

IoT sẽ giúp các hoạt động tại nơi làm việc, nhà ở, phương tiện công cộng trở nên thông minh hơn. Từ đó biến cuộc sống của bạn thêm tiện nghi.

Các cảm biến trong hệ thống IoT sẽ giúp phát hiện mức độ ô nhiễm của môi trường bạn đang sinh sống. Bạn cũng có thể hoàn toàn phát triển 1 tòa nhà thông minh, 1 thành phố thông minh trong tương lai. Tất cả sẽ thay đổi theo hướng tích cực nhờ phát triển mạng lưới IoT hiệu quả.

Nhưng bạn vẫn phải lưu ý rằng: Thay đổi là vấn đề tất yếu nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng phần nào đến đời sống cá nhân của bạn.

6. Ứng dụng của IoT trong các ngành công nghiệp

6.1. Ngành chế tạo

IoT giúp các nhà sản xuất tạo lợi thế cạnh tranh. Bằng cách giám sát dây chuyền sản xuất, hệ thống bảo trì tự động được kích hoạt trên các thiết bị cảm biến. Từ đó lỗi được phát hiện sớm và tìm cách khắc phục kịp thời.

Mặt khác, với việc sử dụng cảm biến, các nhà sản xuất có thể kiểm tra nhanh chóng được độ chính xác của thiết bị. Loại bỏ được sản phẩm lỗi ra khỏi dây chuyền để sửa chữa. IoT giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, thời gian. Từ đó cải thiện năng suất làm việc hiệu quả hơn.

6.2. Ngành công nghiệp ô tô

IoT giúp dây chuyển sản xuất trở nên tự động và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cảm biến của IoT giúp phát hiện lỗi thiết bị hay gặp phải trên các phương tiện trên đường. Sau đó có thể cảnh báo người điều khiển nhanh chóng và kịp thời nhất.

IoT tự thu thập và tổng hợp đầy đủ các thông tin của các ứng dụng trên IoT. Giúp các nhà sản xuất ô tô phát triển hệ thống giữ cho xe tự động chạy, xe không người lái. Hay báo hiệu được những thông tin về hành trình phía trước.

6.3. Ngành giao thông vận tải

Ứng dụng của IoT trong ngành vận tải
Ứng dụng của IoT trong ngành vận tải

Trên các phương tiện giao thông chở hàng hiện đang tồn kho, IoT sẽ có cách cải thiện. Chúng tự động định tuyến lại hành trình dựa trên điều kiện thời tiết, tình trạng xa và lái xe. Thông qua cảm biến IoT, tất cả đều được diễn ra nhanh chóng và chính xác. Hàng tồn kho từ đó cũng được theo dõi cẩn thận, kiểm soát nhiệt độ tổng thể để đảm bảo không bị hỏng. Đặc biệt là những mặt hàng nhạy cảm như thực phẩm, đồ uống, hoa quả,… Chính vì vây, việc giám sát nhờ hệ thống IoT là đặc biệt quan trọng.

6.4. Ngành bán lẻ

IoT được các công ty bán lẻ ứng dụng trong việc quản lý hàng tồn kho. Mặt khác tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, chuỗi cung ứng. Để tiết kiệm được tối đa chi phí hoạt động và vận hành.

6.5. Ngành dịch vụ y tế

IoT được ứng dụng tuyệt vời trong ngành chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế. Nó giúp bác sĩ, y tá,… xác định rõ được các vị trí chính xác của các vật dụng hỗ trợ y tế trong bệnh viện. Ví dụ như xe lăn của người bệnh. IoT được gắn vào xe lăn để giám sát dễ dàng hơn, giúp tìm ra xe hay người bệnh nhanh hơn khi gặp sự cố.

Tương tự, nhiều tài sản khác trong bệnh viện cũng được ứng dụng thông qua IoT. Từ đó giúp việc vận hành bệnh viện được hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về IoT là gì. Ứng dụng của IoT trong đời sống vô cùng hữu ích. Nếu bạn yêu thích và mong muốn tìm hiểu thêm về IoT thì hãy đọc thật kỹ bài viết của chúng tôi nhé! Chúng tôi sẽ nhanh chóng cập nhật những bài viết tiếp theo về IoT cho các bạn.

DMCA.com Protection Status