Hiện nay, công nghệ chính là một “thú vui” không thể buông bỏ của nhiều người, hiểu biết công nghệ giúp con người không bị lạc hậu giữa thế giới phát triển này. Và Rfid là gì là câu hỏi được đặt ra nhiều đối với những người quan tâm đến công nghệ nói chung và công nghệ nhận dạng nói riêng. Rfid chính là công nghệ nhận dạng nhiều đối tượng bằng hệ thống sóng vô tuyến. Lúc này, các thiết bị sẽ hoạt động để thu phát sóng trong cùng một tần số.

Công nghệ RFID là gì ?
Công nghệ RFID là gì ?

Để tìm hiểu thêm về Rfid là gì và ứng dụng của công nghệ Rfid, quý bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm vững được những kiến thức quan trọng nhé!

Khái niệm Rfid là gì?

Công nghệ RFID tại Việt Nam
Công nghệ RFID tại Việt Nam

Rfid là gì? Đây chính là một phát minh công nghệ ứng dụng kết nối sóng vô tuyến để tự động theo dõi, kiểm tra và xác định được các thẻ nhận diện đang được gắn vào vật thể. Trong tiếng anh, Rfid được viết tắt từ cụm từ Radio Frequency Identification.

Rfid sử dụng trực tiếp một thẻ điện tử chứa thông tin quan trọng, được lưu trữ bằng hệ thống điện tử. Các thẻ nhận diện sẽ có hệ thống thu thập năng lượng từ các sóng vô tuyến qua Rfid, trong quá trình truy vấn, các năng lượng này sẽ được phát ra và phát sóng mang mã thông tin.

Khoảng hoạt động tốt nhất của các thẻ Rfid là vài centimet, tuy nhiên với những thẻ sử dụng nguồn điện cục bộ thì khoảng hoạt động tốt sẽ lên đến vài trăm mét, kể từ đầu đọc Rfid. Hệ thống Rfid rất đặc biệt, không giống với bất kỳ mã vạch thông thường nào khác, Rfid không cần phải chịu sự kiểm soát trực tiếp bằng mắt của người sử dụng nên có thể được dùng để gắn vào các đối tượng theo dõi.

Đặc điểm của Rfid là gì?

Rfid có khả năng nhận biết các đối tượng theo dõi thông qua một hệ thống thu phát sóng radio. Từ đó, người quản lý có thể giám sát, theo dõi và lưu lại dữ liệu của từng đối tượng bạn đang theo dõi. Rfid là gì, như từ đầu đã đề cập đến, Rfid là một phương pháp nhận diện tự động và chuẩn xác dựa trên những dữ liệu đã được lưu trữ lại từ xa. Từ đó, hệ thống Rfid có được một số đặc điểm như sau:

– Đặc điểm đầu tiên của Rfid phải kể đến chính là việc sử dụng hệ thống thiết bị không dây để thu phát sóng radio, không cần đến các đường kẻ vạch sáng giống mã vạch để dễ dàng sử dụng.

– Tần số thông thường được sử dụng cho hệ thống Rfid hoạt động  bình thường là 125Khz hoặc 900Mhz.

– Khác với những hệ thống theo dõi, giám sát khác, Rfid có thể truyền thông tin qua những khoảng cách rất nhỏ mà không cần đến sự trợ giúp của bất kỳ tiếp xúc vật lý nào khác.

– Ngoài ra, Rfid còn có thể hiển thị, đọc được các thông tin xuyên qua các môi trường, kể cả những môi trường khó nhất như bê tông, tuyết rơi, băng giá, sương mù,… Có thể nói, hệ thống Rfid đã có những bước cải tiến đột phá, vượt xa các công nghệ tiên tiến khác hiện nay để có thể phát huy tốt hiệu quả tuyệt đối.

Ngoài các đặc điểm nổi trội kể trên thì hệ thống Rfid cũng còn những tồn đọng và nhược điểm khá lớn. Nhược điểm lớn nhất chính là việc dễ dàng xâm phạm quyền riêng tư của nhiều người  khi hệ thống thẻ của Rfid có thể gắn liền với các vật riêng tư như thẻ tín dụng, quần áo hay thậm chí còn cấy được trực tiếp vào vật thể sống. Chính vì vậy mà khả năng đọc, theo dõi các thông tin cá nhân là điều rất dễ dàng mà không phải cần sự cho phép của chủ thể đang bị theo dõi.

Cấu tạo của Rfid là gì?

Rfid có cấu tạo gồm 2 phần chính là thiết bị đọc và thiết bị phát mã gắn con chip. Phần thiết bị đọc sẽ gắn phần thu phát sóng điện tử hiện đại còn thiết bị phát mã gắn chip sẽ được gắn trực tiếp vào vật thể cần theo dõi và nhận dạng. Mỗi thiết bị Rfid được sắp xếp sẵn với một mã số nhất định, độc nhất vô nhị.

Cấu tạo RFID
Cấu tạo RFID

Có một cách chia khác cụ thể hơn nhiều, thiết bị Rfid được chia thành những phần sau:

– Thẻ Rfid: Đây là một bộ phận quan trọng có gắn chip và anten. Thẻ này có thể thay thế được cho hệ thống mã vạch độc nhất trên các sản phẩm mà các bạn dễ dàng thấy được. Hệ thống thẻ Rfid ứng dụng rộng rãi trên rất nhiều lĩnh vực quản lý như bán hàng, nhân sự, kho bãi, trạm thu phí, hộ chiếu,… Hệ thống thẻ Rfid được phân làm 2 loại chính là Rfid passive tag va Rfid active tag.

+ Rfid passive tag: Thiết bị thẻ này hoạt động dựa trên năng lượng trực tiếp từ các thiết bị đọc mà không cần nguồn năng lượng từ bên ngoài. Thiết bị này có khoảng cách đọc khá ngắn.

+ Rfid active tag: Thiết bị thẻ này lại được hoạt động bằng nguồn năng lượng pin và có khoảng cách đọc lớn hơn rất nhiều Passive tag.

– Thiết bị đọc: Đây là bộ phận có chức năng đọc thông tin từ các thẻ cố định hoặc lưu động trong hệ thống Rfid.

– Ăng-ten: Đây là thiết bị có chức năng liên kết thẻ và thiết bị đọc, lúc này thiết bị đọc sẽ phát ra tín hiệu sóng, hệ thống ăng-ten sẽ được kích hoạt và nhận tín hiệu từ thẻ.

– Server: Đây là bộ phận có chức năng thu nhận, xử lý số liệu, dữ liệu, theo dõi, giám sát và điều khiển toàn hệ thống.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Rfid là gì?

Nguyên lý hoạt động RFID
Nguyên lý hoạt động RFID

Nguyên lý hoạt động của hệ thốn Rfid khá đơn giản, thiết bị Rfid sẽ phát ra sóng điện từ ở một tần số cố định và được quy định cụ thể, lúc này thiết bị Rfid tag trong vùng phủ sóng sẽ cảm nhận được sóng điện từ, nhận năng lượng từ sóng rồi phát ra, báo tín hiệu cho Rfid nhận biết mã.

Những ứng dụng của công nghệ Rfid vào đời sống

RFID nhà thông minh
RFID nhà thông minh

– Hệ thống nhà thông minh: Hệ thống nhà thông minh sẽ sử dụng các con chip Rfid gắn trực tiếp vào các vật dụng trong gia đình. Từ đó, người trong gia đình có thể dễ dàng kiểm soát các chu trình, độ an toàn của các thiết bị gia dụng trong gia đình, hạn chế rủi ro cháy nổ, hỏng hóc, tiết kiệm được công sức.

– Hệ thống y tế: Việc ứng dụng được hệ thống Rfid vào việc chăm sóc sức khỏe người bệnh là một bước độ phá lớn trong ngành y tế. Hệ thống này sẽ được cấy vào các bệnh nhân cần được theo dõi đặc biệt tại bệnh viện. Lúc này, dữ liệu sức khỏe của những người bệnh này sẽ được tự động ghi lại rõ ràng, thống nhất và được cập nhật từng ngày từng giờ trên hệ thống EHR.

RFID trong giao thông
RFID trong giao thông

– Hệ thống giao thông: Hệ thống Rfid được sử dụng trong giao thông với nhiệm vụ chính là kiểm soát tốt được tình hình giao thông tại một thành phố hay một quốc gia. Các tag Rfid có thể cập nhật được dữ liệu của các hành khách đi trên phương tiện công cộng, báo cáo những hiểm họa, vấn đề cấp bách mà hệ thống giao thông hiện đang gặp phải.

RFID quản lý kho
RFID quản lý kho

– Hệ thống quản lý kho: Rfid trong hệ thống quản lý kho được ứng dụng với nhiệm vụ chính là phân loại các nguyên vật liệu, hàng hóa, thành pẩm trong kho một cách dễ dàng nhất. Hệ thống tag Rfid sẽ được gắn trực tiếp vào từng vật cần theo dõi, sau đó hệ thống sẽ cập nhật được vị trí, số lượng,… một cách nhanh chóng, chính xác qua hệ thống Rfid và lưu trữ lại tại hệ thống máy chủ. Việc này giúp người quản lý kho kiểm soát tốt được tình hình, hiệu quả công việc sẽ được cải thiện cao hơn.

– Hệ thống sản xuất dây chuyền: Rfid được sử dụng tại đây với mục đích thay thế cho thẻ Kanban cơ bản, vì Rfid có thể kiểm soát tốt hơn tình hình của dây chuyền sản xuất, kiểm tra và theo dõi được các công đoạn sản xuất của sản phẩm, xác định được chính xác thời gian hoàn thành sản phẩm theo đúng quy định. Việc áp dụng hệ thống Rfid vào sản xuất giúp doanh nghiệp tránh được những lỗi không đáng có trong quá trình sản xuất, hạn chế được sự tồn hàng, bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.

RFID hệ thống bảo quản
RFID hệ thống bảo quản

– Hệ thống bảo quản: Rfid được ứng dụng trong việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn, ô nhiễm,… khi có kết quả, hệ thống sẽ tự động cập nhật rồi báo về cho trung tẩm kiểm soát chất lượng. Từ đó sẽ đưa ra được những phương pháp khắc phục nhanh nhất, tối ưu nhất.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về Rfid là gì? Hệ thống Rfid có những đặc điểm gì nổi bật và hệ thống này đã được ứng dụng tốt như thế nào vào đời sống. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về Rfid, giúp các bạn vận dụng được trong cuộc sống hàng ngày.

 

DMCA.com Protection Status