Một trong những nhiều thiết bị chuyên dùng được dùng để đọc tín hiệu đầu ra của cảm biến nhiệt độ PT100 đó là thiết bị chuyển tín hiệu sang dòng, điện áp K109PT
Thiết bị chuyển đổi tín hiệu K109PT là gì?
– K109PT là bộ chuyển đổi cho nhiệt điện trở PT100 với 2, 3, 4 dây và cung cấp cho một tín hiệu mA/V định mức.

– Thiết bị có thể điều chỉnh chức năng của chính nó thông qua các công tắc nhúng.
Thông số kỹ thuật của K109PT
– Nguồn điện cung cấp: 19,2 … 30 VDC / 50-60 Hz
– Điện năng tiêu thụ: 500 mW.
– Độ chính xác: 0,1%.
– Thời gian phản hồi tín hiệu:
- <50ms (không có Filter)
- <200 ms (với lặp lại Filter 50Hz)
– Chỉ báo trạng thái: cài đặt bị lỗi, lỗi kết nối, lỗi nội bộ.
– Cài đặt: Công tắc – Dip.
– Giá: Đường ray DIN 35 mm.
– Nhiệt độ môi trường hoạt động: -20…+65 ℃

Cổng kết nối vào
– Số kênh: 1.
– RTD: PT100 có 2, 3, 4 dây. Khoảng đo từ -150 … 650℃.
Cổng đầu ra
– Số kênh 1
– Điện áp: 4 thang đo: 0 … 10, 10 … 0, 0 … 5, 1 … 5 (V)
– Dòng điện: 2 thang đo: 0/4 … 20 mA (active/passive)
Làm thế nào để tùy chỉnh công tắc-DIP?
– Dựa vào hình ảnh mô tả phía trên mà cá nhân mình đã chụp trên thì chúng ta sẽ để ý thấy ở mặt sau của thiết bị này có những hình chữ nhật bị khoét đi và sâu trong đó là công tắc và chính những công tắc này dùng để thiết lập nội bộ cho chính thiết bị K109PT.

– Khi nút đen ở phía trên có nghĩa là SW đang ở trạng thái bật. Dựa vô hình trên hoặc tờ hương dẫn của sản phẩm mà chúng ta sẽ tùy chỉnh theo nhu cầu trong công nghiệp.
Ví dụ về điều chỉnh thiết bị sao cho phù hợp với PT100 3 wires

– Vì PT100-3 là loại 3 dây nên SW1-1 sẽ tắt. Tiếp đến, chế độ Filter thì tùy vào trường hợp cần độ chính xác cao và sự phản hồi tín hiệu lâu để cho ra được kết quả tối ưu nhất thì chúng ta sẽ bật nó ở chế độ “Present”.

– Sau đó, sẽ tùy thuộc vào tín nhận ra của K109PT để kết nối với thiết bị nhận tín hiệu như PLC hay bộ hiển thị chuyển đổi ATR244, ATR144,…Ví dụ nếu mình muốn chuyển đổi tín hiệu định mức ngõ ra là 4 -20 mA thì SW1-3-4-5 sẽ ở trạng thái tắt nghĩa là SW không được bật lên.
– Tới phần chỉnh nhiệt độ ban đầu, thì theo như ảnh trên các SW1-6-7-8 sẽ không được bật lên. Do vậy thiết bị sẽ tự động hiểu là nhiệt độ bắt đầu đo từ 0 ℃.

– Để cài đặt khoảng đo nhiệt độ tối ta, chúng ta sẽ tiếp tục điều chỉnh SW2. Ví dụ môi trường làm việc của công ty cần thang đo nhiệt độ tối đa là 120 ℃. Khi đấy bạn sẽ điều chỉnh SW2-2-3-5 bật lên để thiết bị nhận biết được mức thang đo bạn đang mong muốn.

– Ở bảng này thì sẽ cho chúng ta thấy nếu thay đổi SW2-7 và SW2-8 thì sẽ cho ra các giá trị tương ứng như thế nào.
Cách đấu dây cơ bản với thiết bị cho người mới tìm hiểu

– Các cổng 1, 2, 3, 4 là các cổng nhận tín hiệu vào từ các loại cảm biến nhiệt độ PT100 2, 3,4 dây. Với mỗi loại thì sẽ có cách đấu khác nhau như đã được miêu tả phía trên.
– Cổng 5 và 6 là ngõ tín hiệu ra dùng để nối các thiết bị đọc tín hiệu như PLC hay ATR244,…

– Còn lại cổng 7 và 8 là cổng nguồn điện cung cấp cho thiết bị.
– Các tín hiệu được thông báo ở phía mặt trên của thiết bị, sẽ có thông báo đèn màu đỏ nhấp nháy phía trên và cách đọc tín hiệu được miêu tả phía dưới đây.
- Đèn nháy liên tục: Lỗi điều chỉnh nội bộ.
- Đèn nháy chậm: Lỗi cài đặt công tắc DIP.
- Đèn sáng liên tục: Lỗi kết nối dây PT100.
Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936