Việc đấu nối điện thường xảy ra sơ xót, gây hở mạch ở một vài nơi mà chúng ta không thể ngờ tới. Hoặc có ai đó vô tình chạm vào nguồn điện qua mối hở giữa phích cắm và ổ điện. Lúc này CB chống giật sẽ phát huy tác dụng, giúp người đó tránh bị điện giật bằng cách ngắt nguồn cấp điện.

CB chống giật hiện nay rất phổ biến, chúng ta nên sử dụng chúng để bảo vệ gia đình khỏi nguy cơ bị điện giật.

CB chống giật là gì

CB chống giật là thiết bị điện được khuyên dùng. Chúng có những tên gọi khác nhau như: CB chống dòng rò, cầu dao chống giật, aptomat chống rò điện,…

Trong tiếng Anh chúng thường biết đến là thiết bị ELCB, là viết tắt của Earth leakage circuit breaker. Chúng là thiết bị chống giật dựa trên nguyên lý so sánh sự chênh lệch giữa 2 dòng điện đi và về trên đường dây. Khi có sự chênh lệch vượt ngưỡng cho phép, lập tức CB chống giật sẽ ngắt tiếp điểm ngắt đường dây khỏi nguồn cấp điện.

CB chống giật là gì
CB chống giật là gì

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại CB chống giật với tính năng và tên gọi khác nhau như: ELCB, RCCB, RCBO,… cho nên tuỳ vào nhu cầu mà chúng ta cân nhắc chọn loại cho phù hợp.

  • ELCB: Có khả năng chống dòng rò vừa bảo vệ quá tải, có thể xem chúng là sự kết hợp giữa MCB và RCD. Cho nên giá thành của ELCB cũng khá cao.
  • RCCB: Loại này thiên về bảo vệ chống dòng rò, mà không có các chức năng bảo vệ quá tải cho thiết bị.
  • RCBO: Tương tự như ELCB, vừa bảo vệ quá tải vừa chống dòng rò. Ngắt mạch khi có sự cố điện hoặc có người bị điện giật

Để tìm hiểu cụ thể hơn, chúng ta cùng theo dõi và thảo luận qua bài viết bên dưới nhé!

Ký hiệu CB chống giật

Trên thân của các CB chống giật có nhiều thông số được in rõ. Có một vài thông số quan trọng mà bạn cần quan tâm như:

  • Mã sản phẩm
  • Dòng điện định mức: Thông số cho biết dòng quá tải, đơn vị là A
  • Điện áp định mức: Thể hiện điện áp của CB, ví dụ như: 240V
  • Dòng điện rò: Thường là con số với đơn vị mA, với các thiết bị dùng trong gia đình sẽ có giá trị là 30mA
  • Dòng cắt danh định: Khả năng chịu đựng tối đa của tiếp điểm CB, thông thường có giá trị 6000A
  • Ký hiệu tiêu chuẩn kỹ thuật IEC
  • Ký hiệu nút test cức năng dòng rò
  • Ký hiệu dây nóng, dây nguội

CB chống giật 1 pha

Với CB chống giật 1 pha, nguyên lý làm việc của nó là so sánh dòng điện chạy qua 2 dây nóng và dây nguội của nguồn điện. Dựa trên kết quả so sánh, nếu dòng điện chênh lệch giữa 2 dây này khác nhau; và vượt quá ngưỡng cho phép của thiết bị. Ngay lập tức tiếp điểm trên CB bị ngắt, làm mất nguồn cấp đến tải. Ngược lại, nếu không có sự cố điện hay con người bị điện giật thì ELCB vẫn hoạt động bình thường, cho phép thông nguồn cấp.

CB chống giật 1 pha
CB chống giật 1 pha

Một số giá trị dòng rò ngưỡng phổ biến dùng trong dân dụng, mà chúng ta dễ dàng tìm mua trên thị trường như: 15mA, 30mA, 100mA,…

Với ưu điểm của ELCB là bảo vệ thiết bị khỏi quá tải và bảo vệ chúng ta khỏi điện giật. Thì đây là một thiết bị rất cần thiết để trang bị trong mỗi gia đình. Nhất là nhà bạn nào có con nhỏ, hay tìm tòi khám phá.

CB chống giật 3 pha

CB chống giật 3 pha hay aptomat 3 pha là loại aptomat được sử dụng để bảo vệ an toàn cho tải và mạch điện khỏi các sự cố như chập cháy, ngắn mạch, quá tải hoặc dòng rò. Loại cầu dao chống giật này được sử trong công nghiệp, nơi mà nguồn cấp 3 pha là chủ yếu.

CB chống giật trong công nghiệp
CB chống giật trong công nghiệp

Dòng điện 3 pha là nguồn cấp chính cho hoạt động sản xuất của nhà máy, khu công nghiệp, hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp…

Về nguyên lý, thì CB chống giật 3 pha so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha, nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA và 30mA (ngưỡng phổ biến) thì CB sẽ bị ngắt tải và không còn hoạt động được nữa.

Với các dòng CB chống giật 3 pha, chúng được chia làm 2 loại chính:

  • CB chống giật 3 pha 3 cực: Có dải điện áp 380-415VAC. Chúng được sử dụng để bảo vệ các thiết bị trong khu vực sản xuất, trong nhà máy,…có dòng cắt lớn. Đặc điểm dòng này có 3 đầu vào và 3 đầu ra để đấu nguồn vào và nguồn ra phụ tải.
  • CB chống giật 3 pha 4 cực: Dòng CB chống giật này có cách đấu như sau: 3 dây pha đấu vào L1, L2, L3 và dây trung tính. Loại này dùng nhiều trong công nghiệp vì có thể chia nguồ điện áp để sử dụng.

Nguyên lý CB chống giật

Theo nguyên lý, thì dòng điện đi theo một mạch kín, do đó các CB chống giật cũng dựa trên đặc điểm này của dòng điện mà hoạt động bảo vệ chống dòng rò (dòng điện đi sai hướng).

Nguyên lý CB chống giật
Nguyên lý CB chống giật

Cụ thể hơn: Trong một mạch điện khép kín thì dòng điện phân làm 2 nhánh: Dòng đi từ nguồn cấp đến ổ cắm và đi vào phụ tải. Sau đó, vào quay trở lại ổ cắm, về nguồn cấp ở công tơ điện bằng nhánh kia.

Tuy nhiên, trong thực tế một mạch điện không hoạt động hoàn hảo như thế. Mà chúng bị thất thoát qua một số vị trí như truyền qua tay người đi xuống đất, qua dây Te nối vỏ đi xuống đất. Đó là lý do tại sao luôn có sự chênh lệch dòng điện giữa nhánh đi và nhánh về. Nhưng sự chênh lệch này cần được kiểm soát. Và đó là lý do cần sử dụng đến CB chống giật.

Nhiệm vụ của CB chống giật là gì?

Chúng có nhiệm vụ kiểm soát sự chên lệch dòng điện giữa nguồn đi và nguồn về. Và mỗi CB sẽ được cài đặt với một mức hay ngưỡng chênh lệch cho phép. Ngưỡng này có giá trị khác nhau để phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau, hoặc để dùng trong gia đình hay công nghiệp.

Khi mà mức độ dòng rò qua vỏ thiết bị hay tay người xuống đất gây ra sự chênh lệch vượt quá ngưỡng cho phép mặc định của CB chống giật thì lập tức CB sẽ đá tiếp điểm hở mạch, ngắt nguồn ngay lập tức. Do đó, người sử dụng sẽ không bị điện giật.

Đấu CB chống giật

Sơ đồ ELCB
Sơ đồ ELCB

Khi đấu, lắp đặt các CB chống giật. Chúng ta nhất thiết phải đảm bảo một vài điều kiện tối thiểu như sau:

– Chọn CB chống giật phải phù hợp với tổng mạch, phụ tải đang sử dụng nếu không sẽ thiếu hiệu quả bảo vệ

– Chọn hãng có thương hiệu

– Lắp đặt đúng hướng dẫn

– Dây trung tính của nguồn điện và của các thiết bị điện không được nối đất, dây tiếp địa của các thiết bị điện phải được nối vào hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện của từng khu vực

– Tiếp địa cho các thiết bị điện phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn

– Tủ phải được đặt ở nơi thoáng-khô ráo, dễ quan sát và thao tác. Trong tủ nên để các gói hút ẩm

Có nên dùng aptomat chống giật

Thực sự việc nên hay không nên dùng aptomat CB chống giật là tuỳ thuộc vào nhu cầu và kinh tế của mỗi gia đình.

Thiết bị aptomat
Thiết bị aptomat

Tuy giá của CB chống giật hiện nay không quá đắt, nhưng về cách chọn và chi phí đầu tư cũng là một vấn đề đáng cân nhắc.

Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì chúng ta nên sử dụng CB chống giật cho nhu cầu sử dụng điện của chúng ta. Vì sao?

Chúng ta hãy lấy ví dụ: Chuyện gì sẽ xảy ra với bạn nếu bị điện giật mà nguồn cấp không có lắp CB chống giật?

Trả lời: Tất nhiên là bị điện giật rồi chứ còn chuyện gì nữa? Và quan trọng là bạn có thoát được ngay lúc đó không hay là lên đầu tủ ngồi nhìn gà khoả thân rồi.

Vậy nếu mà đầu nguồn có lắp CB chống giật thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Đây mới là khúc mà bạn cần quan tâm đây! Với điện nguồn là 220V. Chúng ta sử dụng một CB chống giật có thông số là:

  • Điện áp (xoay chiều): 230V
  • Dòng điện rò: 30 mA
  • Dòng điện chịu đựng: 30A

Lúc này có nghĩa rằng CB chống giật sử dụng điện lưới 220V, tổng dòng điện tải là 30A. Tham số về dòng điện rò 30 mA. Nếu bạn bị điện giật, thì dòng điện chênh lệch ở 2 dây đi và về tại ELCB sẽ vượt khỏi 30ma. CB ngay tức thì sẽ ngắt mạch điện, cứu bạn khỏi tai nạn này. Đừng lo, quá trình này diễn ra rất nhanh. Dường như là ngay tức khắc đó.

Lời kết

Hy vọng sau khi xem qua bài viết này, các bạn hiểu được CB chống giật là gì? Và có định hướng bảo vệ thiết bị cũng như người thân trong gia đình tránh được tai nạn điện giật.

Rất mong nhận được đóng góp và chia sẻ của các bạn! Cảm ơn!

DMCA.com Protection Status