Điện áp là gì? Điện áp định mức là gì? Điện áp hiệu dụng là gì? Cấp điện áp là gì?

Thế giới internet vô cùng rộng lớn, nhưng không phải ai cũng rành, cũng biết sử dụng công cụ tìm kiếm sao cho hiệu quả. Biết được khó khăn đó của các bạn sinh viên, cũng như anh em kỹ thuật. Mình có biên soạn một bài viết với chủ đề xưa cũ “điện áp là gì” nhằm tổng hợp tất tần tật những gì liên quan đến nhân vật “ĐIỆN ÁP” này. Phục vụ cho các bạn học sinh sinh viên ôn luyện kiến thức trong mùa chống dịch!

Điện áp là gì?
Điện áp là gì?

Điện áp là gì

Hiệu điện thế hay điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực, hay nói cách khác là tỉ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và điện thế thấp.

(Theo Wikipedia) Điện áp hay hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế).

Vôn kế có thể được sử dụng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong một hệ thống điện; thường gốc thế điện của một hệ thống điện được chọn là mặt đất. Hiệu điện thế có thể được sinh ra bởi các trường tĩnh điện, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian, hoặc sự kết hợp của 3 nguồn trên.

Công thức:

U = I. R

Trong đó :

  • I: Cường độ dòng điện (Đơn vị là A, đọc là ampe)
  • R: Điện trở của vật dẫn điện (Đơn vị là Ω, đọc là Ôm)
  • U: Điện áp hay hiệu điện thế (Đơn vị là V, đọc là Vôn)

Ví dụ: Điện áp nhà bạn là 220v và dưới đất có điện thế là 0v. Để kiểm chứng, ta dùng VOM để thang đo VAC mức 250V. Đo từ 2 cọc ổ cắm trên bảng điện hoặc từ cọc nóng ổ cắm bảng điện xuống đất sẽ được giá trị tương đương 220V.

Điện áp ký hiệu là gì

Điện áp hay hiệu điện thế được lấy tên theo nhà Vật lí người Ý, Alessandro Volta.
Volt kí hiệu V trên mạch điện.
Đây là đơn vị đo hiệu điện thế giữa hai điểm của 1 dây dẫn khi có dòng điện với cường độ tính là Ampe chạy qua và cho công suất là Watt (W). Nó cũng bằng sự chênh lệch điện áp giữa 2 mặt phẳng vô hạn song song cách nhau 1 mét, tạo ra một điện trường có giá trị 1 newton/ 1 coulomb. Ngoài ra, nó còn là sự chênh lệch điện thế giữa 2 điểm truyền điện tích với mức năng lượng 1  joule/ coulomb.

Ký hiệu điện áp trên mạch điện
Ký hiệu điện áp trên mạch điện

Hiệu điện thế là 1V khi dòng điện có cường độ 1A và cho công suất bằng 1W chạy qua. (theo Wiki)

Ví dụ: Một máy lạnh ghi 750W là công suất lớn nhất của máy lạnh (khi chạy max). Xét trường hợp nguồn điện áp ổn định là 220V. Chúng ta sẽ tính được dòng điện tiêu thụ max = 750/220 ≈ 3.41 A.

Theo quy định, các thiết bị điện đều phải ghi giá trị điện áp (V). Ví dụ: Ghi AC 220V, 750W hoặc AC 220V, 3.41A

Đơn vị đo điện áp là gì

Đơn vị đo điện áp là Volt hay Vôn. Là đơn vị cơ bản hiệu điện thế trong hệ SIMKS, là thước đo chênh lệch điện áp mà có thể làm dòng điện một ampe chạy qua một dây dẫn có điện trở một ohm.

Điện áp xoay chiều là gì

Nói 1 cách dễ hiểu, điện áp xoay chiều là điện áp có chiều thay đổi theo thời gian. Nguồn tạo ra điện xoay chiều thường là các máy phát điện…

Điện áp xoay chiều là gì?
Điện áp xoay chiều là gì?

Điện áp 1 chiều là gì? Điện áp dc là gì

Một điện áp DC hay điện áp 1 chiều có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể tăng hoặc giảm nhưng không bị thay đổi giữa dương và âm.  Pin và acquy là 2 nguồn tạo ra điện áp 1 chiều phổ biến nhất. Ngoài ra, nguồn tạo ra điện áp dc mà chúng ta thường thấy nhất, đó chính là các cục sạc điện thoại…

Điện áp 1 chiều là gì?
Điện áp 1 chiều là gì?

Trong công nghiệp, vì sao người ta dùng các bộ chuyển đổi tín hiệu để chuyển đổi điện áp 1 chiều 0-10V sang tín hiệu dòng điện 4-20mA? Lý do là tín hiệu điện áp không truyền đi xa được, và mang nhiễu rất nhiều. Trong khi đó tín hiệu 4-20mA sẽ giải quyết được vấn đề đó.

Bộ chuyển đổi tín hiệu điện áp sang dòng điện
Bộ chuyển đổi tín hiệu điện áp sang dòng điện

Quá điện áp là gì

Là hiện tượng điện áp tăng quá định mức 110% mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc ngắt các thiết bị điện công suất lớn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến hệ thống máy tính dễ lỗi bộ nhớ, mất mát dữ liệu hoặc vô hiệu quá toàn bộ hệ thống.

Quá áp trong hệ thống điện là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hư hỏng các thiết bị điện trong hệ thống và làm giảm hiệu quả cung cấp điện liên tục của hệ thống phân phối.

Sét- Nguyên nhân gây quá áp
Sét- Nguyên nhân gây quá áp

Các nguyên nhân gây quá áp trong hệ thống điện

  • Do sét đánh lan truyền
  • Do các thao tác vận hành trong hệ thống điện

Để bảo vệ quá điện áp hiệu quả. Cần phải hiểu được các nguyên nhân gây ra quá điện áp trong hệ thống điện. Từ đó chọn được các thiết bị bảo vệ đúng yêu cầu.

Sụt điện áp là gì

Hiện tượng sụt áp (sụt thế) là hiện tượng điện áp đầu nguồn cao hơn điện áp cuối nguồn. Vì trong quá trình truyền tải phải mất đi một phần năng lượng điện do điện trở trên dây tải. Trên thực tế thì sụt áp luôn xảy ra nhưng sẽ có từng mức độ khác nhau.

Sụt áp trong hệ thống điện luôn là bài toán khó giải của các đơn vị cấp điện. Ở nước ta với đặc điểm địa lý đặc thù, vì thế đường dẫn điện rất dài từ Bắc vào Nam. Mà đường dây dẫn điện càng dài đồng nghĩa với độ sụt áp càng lớn.

Trong sản xuất và sinh hoạt cũng xảy ra hiện tượng sụt áp của nguồn. Khi sử dụng quá nhiều các thiết bị điện.

Điện áp hiệu dụng là gì

Giá trị hiệu dụng RMS của điện áp được tính là căn số bậc 2 của trung bình bình phương điện áp xoay chiều.

Đối với điện áp xoay chiều thông thường có dạng sóng hình sin thực (không bị méo dạng) thì giá trị hiệu dụng RMS được tính bằng 0.707 lần giá trị cực đại hay giá trị cực đại bằng √2 = 1.414 nhân với giá trị hiệu dụng.

Điện áp hiệu dụng kí hiệu là gì

Trong các mạch điện, giá trị điện áp hiệu dụng thường được ký hiệu là Urms. Với chữ “rms” được viết tắt từ “Root Mean Square”.

Điện áp 220V là gì

Điện áp 220V/50Hz là gì? Là câu hỏi khá phổ biến. Vì điện áp 220V là điện áp chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Vậy điện áp 220V là gì? Là điện áp chúng ta đo được trên 2 dây dẫn của nguồn điện. Hay chúng ta đo từ dây nóng so với đất.

Thiết bị sử dụng điện áp 220V
Thiết bị sử dụng điện áp 220V

Điện áp 220V/50Hz có nghĩa là nguồn cấp là 220V và tần số lưới điện là 50Hz. 50Hz cũng là tần số lưới điện tại Việt Nam đang sử dụng.

Điện áp định mức là gì

Điện áp định mức (hay còn gọi là điện áp danh định, ký hiệu Uđm hoặc Udd) của lưới điện là điện áp cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện. Điện áp định mức là đại lượng quan trọng nhất của lưới điện. Nó quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị và giá thành của lưới điện.

Đối với lưới điện có 2 loại điện áp: điện áp dây (giữa 2 dây pha) và điện áp pha (giữa dây pha và dây trung tính hay đất). Điện áp danh định là điện áp dây. Chỉ ở lưới điện hạ áp mới dùng điện áp pha và giá trị điện áp này viết dưới điện áp dây sau dấu phân số.

Điện áp dây là gì

Điện áp dây là điện áp đo được giữa 2 dây pha, chúng ta xét một ví dụ pha A và pha B có điện áp mỗi pha bằng 220V. Căn cứ vào công thức tính dòng điện thì điện áp giữa 2 pha bằng √3 x 220V = 380V (0,4KV).

Điện áp 3 pha là gì?
Điện áp 3 pha là gì?

Thuật ngữ này chỉ sử dụng trong điện 3 pha.

Điện áp pha là gì

Điện áp pha chính là điện áp giữa dây pha và dây trung tính, ví dụ điện áp nhà bạn là 220V thì dây pha chính bằng 220V (dây pha còn gọi là dây nóng).

Cấp điện áp là gì

Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện. Các cấp điện áp danh định của lưới điện Việt Nam là:

Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV

– Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV

– Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV đến 220 kV

– Siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220 kV

Vậy, cấp điện áp dưới 6kV là gì? Theo như thông tin trên thì chúng ta dễ dàng xác định được cấp điện áp dưới 6kV là trung áp. Tương tự như vậy, điện áp 22kV là gì? Điện áp 22kv là trung áp.

Điện áp ngược là gì

Điện áp ngược là điện áp thường xét trên các linh kiện điện tử bán dẫn có phân cực ngược như: diode, thytristor…

Linh kiện điện tử Thyristor
Linh kiện điện tử Thyristor

Ví dụ:

  • Điện áp ngược cực đại của Thyristor là điện áp lớn nhất có thể đặt lên chúng má không làm hỏng.
  • Khi đảo ngược cực của diode, thì điện áp ở 2 đầu của điode được gọi là điện áp ngược. Khi điện áp ngược đủ lớn sẽ làm cho diode bị đánh thủng.

Điện áp âm là gì

Điện áp âm thực chất là điện áp so với mass, là nó có giá trị âm so với điện áp làm chuẩn thôi. Là nguồn điện áp quan trọng cho một số linh kiện điện tử hoạt động, ví dụ: LM741 cần cấp nguồn điện áp âm để hoạt động…  Thường gọi là nguồn đối xứng. Vừa có V+, 0, V-

Ví dụ: Bình thường một bộ nguồn 0-5V, mức áp làm chuẩn là 0V, nhưng khi bạn cho 5V làm chuẩn thì 0V so với 5V thì đó là -5V.

Cách đơn giản nhất để có thể biến đổi điện áp nguồn AC thành điện áp âm là sử dụng các điode chỉnh lưu.

Điện áp xung là gì

Điện áp xung hay còn gọi là nguồn xung. Là bộ nguồn biến đổi từ nguồn xoay chiều sang nguồn một chiều bằng chế độ dao động xung. Dao động này được tạo ra bằng mạch điện tử kết hợp với biến áp xung.

Điện áp xung là gì?
Điện áp xung là gì?

Ưu điểm của điện áp xung là gì?

  • Kích thước nhỏ gọn, giá thành rẻ.
  • Hiệu suất cao và ít nóng.
  • Điều chỉnh tốt hơn. Biên độ điện áp vào lớn.

Nhược điểm của điện áp xung

  • Sử dụng nhiều linh kiện điện tử
  • Hỏng hóc khó tìm nguyên nhân sửa chữa
  • Linh kiện khó tìm kiếm thay thế

Điện áp bước là gì

Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi bước trên mặt đất trong vùng sự cố.

Có thể hiểu điện áp bước là sự mất an toàn, tiểm ẩn nhiều nguy hiểm khi sử dụng điện. Trong quá trình vận hành các trạm biến áp và đường dây. Các sự cố về điện gây ra dòng điện rất lớn đi vào trong đất.

Điện áp bước là gì?
Điện áp bước là gì?

Điện áp bước không tự nhiên mà có, mà do con người bước đi trong vùng có điện tản mới sinh ra điện áp bước. Khi thấy dây dẫn đứt và rơi xuống đất phải có biện áp cách ly không để cho mọi người đến gần khu vực đó dưới 10 mét.

Nguyên nhân gây ra sự cố có thể do ngắn mạch, sự cố do sét … Ngày nay, với yêu cầu an toàn đối với người vận hành ngày càng cao. Thì việc đo điện áp bước và điện áp tiếp xúc là một vấn đề không thể bỏ qua đối với các công trình điện. Đặc biệt là đối với các công trình điện lớn (các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, các trạm biến áp 110kV, 220kV, 500kV,…

Điện áp tiếp xúc là gì

Điện áp tiếp xúc là điện áp giữa vị trí chân người đứng với phần tiếp đất của thiết bị mà con người có thể chạm phải.  Ta có thể coi điện áp tiếp xúc là điện áp đặt lên cơ thể người khi bị điện giật . Nó phụ thuộc tình trạng tiếp xúc, điện áp và cấu trúc mạng điện.

Điện áp tiếp xúc là thông số quan trọng ảnh hưởng đến cường độ dòng điện qua người.
Công thức:

Công thức tính dòng điện qua người
Công thức tính dòng điện qua người

Bài viết cũng khá dài, mình đã tóm tắt các ý chính sao cho gọn nhất có thể. Mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn ôn luyện kiến thức trong mùa dịch này.

Bài viết vẫn còn những nội dung chưa được thể hiện hết, cũng như không tránh những sai sót. Rất mong nhận được những góp ý, nhận xét của các bạn, các anh chị trong nghề. Đồng thời cũng mong nhận được những đánh giá và chia sẻ rộng rãi của các bạn đọc.

DMCA.com Protection Status