Can nhiệt K là gì? Tại sao chúng lại là loại cảm biến nhiệt độ được dùng phổ biến nhất? Chúng xuất hiện cả trong thiết bị dân dụng và các hệ thống đo nhiệt độ chuyên nghiệp trong nhà máy sản xuất.
Có lẽ cảm biến này đã quá quen thuộc với anh chị em làm kỹ thuật bảo trì trong nhà máy rồi. Nhưng hôm nay, Huphaco xin được nhắc lại một chút kiến thức về can nhiệt loại K để ai chưa rõ thì có thêm kiến thức.

Can nhiệt K là gì?

Can nhiệt K được biết đến là cảm biến đo nhiệt độ dạng căp nhiệt điện. Hay chúng ta còn gọi là thermocouple.
So với cảm biến nhiệt độ dạng nhiệt điện trở RTD, thì các can nhiệt nói chung và can nhiệt K nói riêng có dải đo cao hơn nhiều.
Chúng thích hợp cho nhiều ứng dụng đòi hỏi phải chịu đựng nhiệt độ cao, và có độ bền.
Can nhiệt K sở dĩ được quan tâm nhiều và tìm kiếm nhiều trên mạng internet, là do chúng có chi phí khá rẻ, dải đo nhiệt tốt, độ bền cao.
Cụ thể một chút thì, can K có dải đo nhiệt tối đa lên đến 1100°C. Bởi chúng được cấu tạo từ 2 thành phần là Nickel-Chromium và Nickel-Alumel.
Trong công nghiệp, chúng ta rất dễ bắt gặp can nhiệt K. Và chúng tồn tại ở 2 dạng hình dáng tiêu biểu.

Dây can nhiệt loại K

Can nhiệt K dạng dây
Can nhiệt K dạng dây

Đây có thể xem là hình dáng phổ biến nhất của can nhiệt loại K. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta lại rất dễ nhầm lẫn loại này với cảm biến Pt100 2 dây.
Vì thế, khi cần sử dụng, các bạn phải xác định rõ là cần thermocouple hay là Pt100 2 dây nhé. Nhưng thông thường, Pt100 loại 2 dây rất ít sử dụng. Do chúng có độ sai số cao, độ bền kém. Trong công nghiệp, chủ yếu sẽ dùng Pt100 loại 3 dây để đạt độ chính xác mong muốn.
Đơn giản là vì chúng đều có hình dáng giống nhau. Và nhất là đều có 2 dây ngõ ra. Vậy làm sao để phân biệt được chúng?
Được biết, các loại cảm biến nhiệt độ trên thị trường, đều không có thông tin hay ký hiệu gì trên thân thiết bị cả.
Do đó, để xác định được đâu là cảm biến RTD Pt100 2 dây? Và đâu là thermocouple can K? Thì cách duy nhất đó là dùng đồng hồ VOM để đo giá trị điện trở và điện áp để xác định từng loại mà thôi.

Can nhiệt K dạng củ hành

Đây là loại mà chúng ta có thể dễ dàng phân biệt nhất. Vì thông tin hầu như đã có trên thân cảm biến. Với dạng củ hành thì chúng ta phải đấu dây qua terminal bên trong đầu củ hành.

Can K dạng củ hành
Can K dạng củ hành

Sở dĩ can nhiệt K lại có hình dạng này là vì phục vụ cho một số ứng dụng đòi hỏi độ bền cao, chịu nhiệt tốt. Và các bạn có biết không? Đầu củ hành thì dễ dàng lắp thêm bộ chuyển đổi tín hiệu, để chuyển đổi tín hiệu điện áp từ thermocouple sang tín hiệu chuẩn công nghiệp 4-20mA.

Cách kiểm tra can nhiệt loại K

Cách kiểm tra can nhiệt loại K rất đơn giản.
Chúng ta chỉ cần chuẩn bị một đồng hồ VOM đo được giá trị điện áp mV là có thể giải quyết được vấn đề.
Cách thực hiện như sau:
– Đồng hồ VOM, chúng ta chỉnh qua thang đo mV.
– Nối cực dương của VOM vào dây đỏ của can nhiệt K
– Nối cực âm của VOM vào dây trắng hoặc xanh của can nhiệt K
– Để ý giá trị VOM đang hiển thị.
– Sau đó dùng quẹt lửa hoặc đốt 1 cây đèn cầy. Hơ đầu dò can nhiệt lên ngọn lửa.
– Để ý giá trị điện áp trên VOM

Kiểm tra cặp nhiệt điện loại K
Kiểm tra cặp nhiệt điện loại K

Lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
– Nếu giá trị điện áp tăng dần theo nhiệt độ, thì tức là can nhiệt K vẫn còn hoạt động tốt
– Nếu giá trị điện áp không thay đổi, kiểm tra lại đầu dò thử xem có nóng hay không, kiểm tra chỗ đấu nối xem có chắc hay chưa? Và cuối cùng điện áp vẫn không thay đổi. Thì chúc mừng, bạn cặp nhiệt điện loại K của bạn đã ra đi. Vậy phải mua con thermocouple K khác thôi nè!

Ứng dụng can nhiệt loại K

Can nhiệt K không phải nói chứ, hễ hỏi tới nhà máy mình có xài can nhiệt loại K không anh? Là biết nó có phổ biến hay không à.
Anh em kỹ thuật nhà máy rất chuộng xài cặp nhiệt điện loại K, chắc vì nó rẻ, nó khoẻ mà lại còn bền nữa.
Hỏi sao đi đâu mà không gặp.
Nói chứ, mình biết, anh chị biết, nhưng chưa chắc ai ai cũng biết. Vậy nên, mình cũng chia sẻ một vài ứng dụng mà mọi người hay dùng can nhiệt K để đo, kể như:

Ứng dụng can nhiệt loại K
Ứng dụng can nhiệt loại K

Đo nhiệt độ của lò nung nè,
– Đo nhiệt độ trong máy đùn nhựa, máy ép khuôn.
– Giám sát nhiệt độ trong bồn chứa nguyên liệu ở nhà máy xi măng, sơn,…
– Đo nhiệt độ trong lò sấy rau củ quả, sấy gỗ, hay hấp nhiệt…
Đến đây, hy vọng rằng căn nhiệt loại K sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa. Và nhiều người sẽ nắm được thêm kiến thức về dòng cảm biến nhiệt độ này.
Mong nhận được phản hồi, bình luận và chia sẻ của quý bạn đọc. Cảm ơn!

DMCA.com Protection Status