Bộ Hiển Thị STR551
Bộ Hiển Thị STR551

Làm thế nào để hiển thị cảm biến nhiệt độ và điều khiển nhiệt độ theo ý định của bạn? Trong bài viết này mình sẽ Hưỡng dẫn kết nối PT100 với bộ hiển thị STR551. Bộ hiển thị STR551 có hỗ trợ đa ngôn ngữ với màn hình OLED khá sáng, giao diện thân thiện dễ dùng.
Về phần cảm biến nhiệt độ, mình sử dụng cảm biến nhiệt độ phổ biến nhất hiện nay đó là cảm biến nhiệt độ PT100. Mình bắt tay vào việc nào!
Trước hết ta phải biết sơ qua về bộ hiển thị STR551 và cảm biến nhiệt độ PT100.

Bộ hiển thị STR551

Bộ hiển thị STR551 là một sản phẩm của hãng Pixsys, bộ hiển thị có nhiều chức năng khác nhau làm nên thương hiệu của hãng trong suốt những năm hoạt động của hãng.

Bộ hiển thị STR551 được trang bị màn hình OLED có độ phân giải 128×64 pixel giao diện thân thiện. Hỗ trợ đa ngôn ngữ và dễ sử dụng, sau đây là một số thông số cơ bản của STR551.

Thông số cơ bản của bộ hiển thị STR551

  • Nguồn nuôi: Bộ hiển thị sử dụng nguồn từ 24 – 220VAC/VDC.
  • Màn hình hiển thị: sử dụng màn hình OLED đơn sắc vàng độ phân giải 128×64 pixel.
  • Đầu vào: STR551 có thể đọc rất nhiều loại cảm biến khác nhau như các cảm biến xuất tín hiệu 0 – 10V, 4 – 20 mA,…Cảm biến PT100, PT500, PT100,… Cảm biến nhiệt điện loại K, S,R, J, T, E, N, B.
  • Đầu ra: 2 relay, 2A 250V~, 1 cổng analog 4 – 20 mA, 0 – 10V.

Cảm biến nhiệt độ PT100

Cảm biến nhiệt độ là cảm biến nhiệt trở RTD. Nó hoạt động theo nguyên lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi thì điện trở trong cảm biến thay đổi.


Cảm biến nhiệt độ PT100 được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp vì nó có độ chính xác cao, dải đo lớn khoảng từ -200 đến 850 độ C.

Chúng ta có thể kết nối PT100 với bộ hiển thị STR551 một cách trực tiếp và không cần phải thông qua bất kì một bộ chuyển đổi nào khác

Sơ đồ nối dây

Để có thể đo được nhiệt độ ta phải đấu dây phần cứng, để nối dây PT100 với STR551 ta đấu theo sơ đồ sau:
Ta nối nguồn nuôi vào chân số 5 và chân số 6 của STR551.Theo sơ đồ, ta đấu 2 dây cùng màu của cảm biến nhiệt độ với chân số 14 và chân số 15 của STR551. Dây màu còn lại ta đấu vào chân 13 của STR551.

Hưỡng dẫn kết nối PT100 với bộ hiển thị STR551

Chức năng cảnh báo trên STR551

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất công nghiệp, đồng thời đảm bảo quy trình công nghệ trong sản xuất được chính xác thì cảnh báo tự động là một giải pháp tối ưu nhất. Bộ hiển thị STR551 có khá nhiều loại cảnh báo tự động khác nhau. Trong bài viết này mình chỉ giới thiệu các bạn chức năng cảnh báo được sử dụng nhiều nhất của STR551 đó là Absolute alarm.

Chức năng Absolute alarm của STR551 hoạt động theo nguyên lý là khi cảm biến đưa về một tín hiệu cao hơn tín hiệu cài đặt, STR551 sẽ đá relay bật (hoặc tắt), khi tín hiệu cảm biến đưa về nhỏ hơn tín hiệu cài đặt trừ đi sai số thì STR551 sẽ đá relay tắt (hoặc bật).

Chức năng Alarm của STR551
Chức năng Alarm của STR551

Ví dụ như: Trong đường ống mình không muốn nhiệt vượt quá 35 độ C. Đầu tiên, ta kết nối PT100 với bộ hiển thị STR551.

Tín hiệu cài đặt cho STR551 là 35 độ C (Alarm SetPoint). Khi đường ống vượt quá 35 độ C PT100 sẽ đưa tín hiệu về bộ hiển thị STR551. Bộ hiển thị STR551 sẽ đá relay tắt thệ thống để giảm nhiệt cho đường ống khi nhiệt trong đường ống giảm dưới 35 độ C trừ đi 1 độ C sai số (Hysteresis) là 34 độ C. Lúc này STR551 đá relay để hệ thống hoạt động lại.

Cài đặt chức năng Alarm cho STR551

Cài đặt đọc cảm biến PT100

Khi đã kết nối bộ hiển thị PT100 với bộ hiển thị STR551

Đầu tiên ta bấm “Sel”, tiếp theo bấm “ESC”. Bấm “Sel” để vào “configuration”.


Ta dùng nút lên và xuống để nhập mật khẩu “1234”. Sau khi nhập mật khẩu ta bấm “Sel” để hiện thị menu cài đặt cho STR551.

 


Ta nhấn “Sel” vào mục Analog input.

 


Tiếp tục nhấn “Sel” để vào “Sensor Type”.

 


Chọn cảm biến PT100, nhấn “Sel” để lưu lại.


Dùng phím lên xuống để di chuyển đến mục Lower limit. Nhấn “Sel” để vào Lower limit.

Ta cài đặt nhiệt độ đo thấp nhất. Ở đây mình muốn đo từ 0 đến 100 độ C nên mình cài đặt chỗ này là 0 độ C, dùng các phím lên và xuống để cài đặt.


Tiếp tục ta nhấn “SEL” để lưu lại. Dùng các phím lên và xuống để chọn mục Uper limit.

Ta cài đặt nhiệt độ đo cao nhất. Ở đây mình cài đặt 100 độ C và nhấn “Sel” để lưu lại.

Sau đó ta nhấn “ESC” về Menu chính.

Cài đặt cảnh báo (Alarm)

Nhấn nút lên hoặc xuống để chọn chức năng alarm. Bộ hiển thị STR551 hỗ trợ 2 relay nên sẽ có 2 chức năng Alarm (Alarm 1 và Alarm 2). Cả 2 chức năng Arlam như nhau nên mình hưỡng dẫn 1 cái còn cái còn lại sẽ tương tự.
Di chuyển đến Alarm 1 băng nút lên và xuống của bộ hiện thị STR551, nhấn “Sel” để chọn.


Tiếp tục nhấn “Sel” để chọn Alarm Type (Kiểu cảnh báo).


Ta di chuyển tới Absolute alarm, nhấn “Sel” để chọn.


Tiếp theo mục Hysteresis là sai số khi cài đặt. Nếu như chúng ta chỉ cài đặt mức cảnh báo không thì khi đên mức cảnh báo relay sẽ nhảy liên tục ảnh hưởng đến hệ thống của chúng ta. Phần Hysteresis (sai số) để tránh hiện tượng đó xảy ra. Ở đây mình chọn 1 độ C có nghĩa là STR551 sẽ đá relay tắt khi nhiệt độ quá 35 độ C và đá relay bật khi nhiệt độ giảm còn 35 – 1 = 34 độ C.
Di chuyển đến Hysteresis và nhấn “Sel” để chọn. Ở đây mình chỉ muốn lệch 1 độ C, dùng phím lên và xuống để điều chỉnh. Nhấn “Sel” để lưu lại.

Ta quan tâm tới mục Lower limit, Upper limit, chỗ này là dải đo ta có thể thay đổi mức cảnh báo. Ví dụ dải đo của mình là từ 0 đến một 100 độ c, mình cài đặt lower và upper limit chỗ này là từ 0 đến 35 độ C thì mình chỉ có thể cài đặt mức cảnh báo là từ 0 đến 35 độ C thôi, cao hơn sẽ không được còn nếu ta chọn chỗ này từ 0 đến 100 độ C theo dải đo thì ta có thể cài đặt cảnh báo ở bất cứ nhiệt độ nào từ 0 đến 100 độ C.
Di chuyển tới “Lower limit”, nhấn “Sel” để chọn.


Ở Lower limit này mình chọn là 0 độ C, dùng phím lên và xuống để điều chỉnh, nhấn “Sel” để lưu lại.

 

Tiếp tục di chuyển bằng phím lên và xuống chọn mục “Upper limit”.


Nhấn nút “Sel” để chọn, dùng phím lên và xuống để điều chỉnh, ở mục này mình chọn 100 độ C.


Để cài đặt mức cảnh báo ta về lại lúc chung ta vào configuration lúc này sẽ hiện lên Setpoint ta chọn setpoint và cài đặt mức cảnh báo cho thôi.


Dùng phím lên và xuống để điều chỉnh nhiệt độ mong muốn.


Nhấn “Sel” để lưu lại và thế là chúng ta đã cài đặt xong chức năng Alarm của STR551.
Bài viết của mình đến đây là hết hi vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn!
Kĩ sư Cơ – Điện tử.
Phạm Đức Thắng
Mobi: 0368.216.443

DMCA.com Protection Status