Bộ hiển thị Modbus RTU S401-L được thiết kế để có thể hiển thị Modbus RTU RS485. Modbus RTU đang được xem là xu thế truyền thông của thế giới. Khi các bạn có một hệ thống Modbus RTU việc kiểm soát dữ liệu khá là dễ dàng khi ở phòng điều khiển. Nhưng mà ở hiển trường thì sao. Các bộ hiển thị hiển nay đa phần điều sử dụng cho việc đọc analog 4-20mA. Và các bộ hiển thị 4-20mA lại có số lượng đọc giới hạn cảm biến tùy thuộc vào các chân analog có trên bộ hiển thị. Vấn đề đặt ra các bạn muốn đọc nhiều cảm biến, và không sợ thiếu chân thì bộ hiển thị Modbus RTU S401-L là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Bộ hiển thị S401-L
Bộ hiển thị S401-L

Thông số kĩ thuật của bộ hiển thị Modbus RTU S401-L

  • Nguồn nuôi: 10…40VDC, 19…28VAC
  • Công suất tiêu thụ: MAX 1W
  • Chuẩn kết nối với MASTER: RS485, 32 nút
  • Chuẩn kết nối SLAVE: RS485, 32 nút.
  • Nhiệt độ hoạt động -10…60°C.
  • Màn hình hiển thị: OLED 2,7”, 128×64 Pixel
  • Thanh menu: có 3 nút điều khiển
  • Kích thước: 96x48x40mm
  • Cách ly chống nhiễu: 1500V giữa mỗi cặp cổng RS485
  • Tiêu chuẩn kháng nước và bụi: IP65

Giới thiệu tổng quan về bộ hiển thị S401-L

Bộ hiển thị Modbus RTU S401-L có màn hình OLED khá sáng. Có thể đọc rõ trong môi trường có nhiều ánh sáng, ngoài trời. Ngoài khả năng hiển thị dữ liệu bộ hiển thị còn có khả năng xuất tín hiệu Modbus RTU để điều khiển hệ thống mà bạn mong muốn.

Bộ hiển thị S401-L với bộ Z-8AI
Bộ hiển thị S401-L với bộ Z-8AI

Bộ hiển thị có khả năng hiển thị với độ chính xác cao. Cài đặt cảm biến khá dễ dàng và bộ hiển thị có thể đọc được tới 32 thiết bị. Ví dụ bạn có bộ chuyển đổi chuyển đổi 8 tín hiệu analog thành RTU. Với một bộ hiển thị Modbus RTU S401-L bạn có thể đọc được 32 thiết bị như thế chỉ với 2 dây RS485. Vậy ra một bộ hiển thị S401-L có thể đọc được 256 thiết bị analog 4-20mA.

Đọc được tối đa 32 thiết bị
Đọc được tối đa 32 thiết bị

Ngoài làm master để đọc giá trị nhiều thiết bị Modbus RTU. Bộ hiển thị S401-L còn có thể làm slave để các master khác như PLC, máy tính,…

Bộ hiển thị MODBUS RTU S401-L vừa là master vừa là slave
Bộ hiển thị MODBUS RTU S401-L vừa là master vừa là slave

Tóm lại là bộ hiển thị Modbus RTU S401-L sẽ giúp bạn đọc được nhiều thiết bị Modbus hơn. Điều khiển được thiết bị modbus RTU theo mong muốn và nhiều cái khác nữa.

Đọc dữ liệu trên bộ hiển thị như thế nào?

Trong bài viết này mình chỉ hướng dẫn các bạn đọc tín hiệu Modbus RTU trên bộ hiển thị thôi nhé. Nếu các bạn lần đầu biết đến Modbus RTU, các bạn nên để ý đến các chỉ số trên thiết bị sau trên thiết bị Modbus RTU của các bạn.

Chỉ số đầu tiên cần để ý đó là địa chỉ của thiết bị. Mỗi một thiết bị có một địa chỉ riêng để phân biết nhiều thiết bị khác nhau. Ví dụ các bạn có 2 thiết bị Modbus nó sẽ có 2 địa chỉ khác nhau, các bạn nên để ý địa chỉ này nhé. Địa chỉ này có thể thay đổi được, các bạn nên thay đổi sao cho dễ nhớ nhất nhé.

Chỉ số thứ 2 cần để ý đó là baud rate. Baud rate là tốc độ truyền dữ liệu, tốc độ này các bạn có thể cài đặt trên thiết bị Modbus của các bạn. Tất cả các thiết bị điều phải có cùng tốc độ truyền dữ liệu nhé. Nếu khác tốc độ truyền sẽ không thể đọc được.

Tốc độ baud rate tiêu chuẩn
Tốc độ baud rate tiêu chuẩn

Chỉ số thứ 3 cũng là chỉ số cuối cùng đó là đại chỉ thanh ghi dữ liệu của thiết bị. Địa chỉ thanh ghi này khác so với địa chỉ thiết bị. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 cái này. Địa chỉ thiết bị là địa chỉ dùng để phân biệt các thiết bị với nhau. Địa chỉ thanh ghi là vị trí dữ liệu trên thiết bị của bạn.

Ví dụ: có 2 bộ Z-8AI. Mình đặt địa chỉ bộ thứ nhất là 001 và bộ thứ hai là 002. Baud rate là 38400. Theo nhà sản xuất địa chỉ thanh ghi của bộ Z-8AI là 40003, 40004,…,40010.

Địa chỉ thanh ghi Z-8AI từ nhà sản xuất
Địa chỉ thanh ghi Z-8AI từ nhà sản xuất

Kết nối Modbus RS485 vào bộ hiển thị

Vị trí nối dây của bộ hiển thị MODBUS RTU S401-L
Vị trí nối dây của bộ hiển thị MODBUS RTU S401-L

Để có thể đọc được đầu tiên các bạn cần phải kết nối vật lý thiết bị trước. Kết nối nguồn cho bộ hiển thị Modbus RTU S401-L. Sau đó các bạn nối 2 dây RS485 vào vị trí RS485 Master. Nối vào vị trí đó nghĩa là bộ Modbus RTU S401-L là master điều khiển các bộ Modbus ở phía dưới. Các bạn có master cao hơn các bạn nối vào vị tí RS485 Slave. Ở vị trí slave lúc này bộ hiển thị sẽ là Slave để bộ điều khiển master cao hơn điều khiển.

Nối dây bộ hiển thị S401-L
Nối dây bộ hiển thị S401-L

Cài đặt hiển thị

Trên màn hình của bộ hiển thị MODBUS RTU S401-L có 3 nút nhấn đó là nút lên, nút xuống và nút menu/OK. Ta sử dụng những nút này để cài đặt cho bộ điều khiển.

Nút nhấn trên bộ hiển thị S401-L
Nút nhấn trên bộ hiển thị S401-L

Để cài đặt hiển thị các bạn nhấn nút menu/OK để vào màn hình mennu. Vào màn hình menu chọn Reading. Chọn OK-> chọn Insert NEW-> chọn OK. Tới đây là phần đặt tên bạn muốn hiển thị trên màn hình. Các bạn nhấn OK sẽ chuyển sang kí tự tiếp theo.

Đặt tên hiển thị trên màn hình S401-L
Đặt tên hiển thị trên màn hình S401-L

Sau khi đặt tên các bạn nhấn OK. Sau đó chọn CONFIRM để xác nhận, chọn  CANCEL để đặt tên lại, Exit để thoát ra menu chính. Các bạn chọn Confirm để xác nhận.

Sau khi chọn Confirm để xác nhận các bạn đến phần nhập địa chỉ thiết bị. Như mình đã nói ở trên chỗ này là địa chỉ của thiết bị. Mình để địa chỉ thiết bị của mình là 001 nên mình sẽ nhấp là 001. Sau đó chọn Confirm để xác nhận địa chỉ.

Nhập địa chỉ thiết bị
Nhập địa chỉ thiết bị

Sau khi đặt địa chỉ thiết bị các bạn đến phần địa chỉ thanh ghi. Thiết bị của mình theo nhà sản xuất có thanh ghi là 40003 nên mình để 40003. Sau khi cài đặt các bạn chọn confirm để xác nhận.

Nhập địa chỉ thanh ghi của thiết bị SLAVE
Nhập địa chỉ thanh ghi của thiết bị SLAVE

Sau khi xác nhận các bạn chọn kiểu dữ liệu hiển thị. Mình chọn Short Integer. Mình chọn dấu phẩy động là automatic để nó tự động. Sau đó các bạn chọn đơn vị kích thước mình chọn là độ C nha. 2 mục tiếp theo sẽ giúp bạn chuyển đổi giá trị để hiển thị đúng với giá trị mà các bạn mong muốn trên bộ hiển thị MODBUS RTU S401-L.

Dấu phẩy động và đơn vị hiển thị
Dấu phẩy động và đơn vị hiển thị

Data offset và scale factor

Sau khi các bạn xác nhận đơn vị kích thước đây là phần giúp các bạn chuyển đổi dạng tín hiệu. Data offset là bù trừ dữ liệu có nghĩa là dữ liệu đọc được cộng hoặc trừ giá trị này.

Scale Factor là giá trị tỉ lệ nghĩa là dữ liệu các bạn đọc được sẽ nhân với giá trị này. Giá trị đầu ra sẽ tính theo công thức sau:

Giá trị ra = Scale Factor X giá trị đọc được + Data offset.

Trong bài viết này mình sẽ không Scale hay offset nhé. Bộ chuyển đổi Z-8AI đã làm sẵn cho mình rồi nên mình sẽ đọc trực tiếp luôn nhé. Chỗ này mình sẽ chọn None nhé.

Scale và offset
Scale và offset

Tiếp tục, tới phần tiếp theo Time AVERAGE chọn YES. DISPLAY DATA chọn YES để hiển thị. Tới INSERT BEFORE chọn vị trí hiển thị. Cuối cùng chọn CONFIRM nữa là xong.

Chọn vi trí hiển thị
Chọn vi trí hiển thị

Vậy là các bạn đã hiển thị giá trị Modbus thành công rồi. Bài viết của mình tới đây cũng kết thúc hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu các bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ với mình nhé!

Kỹ sư Cơ – Điện tử

Phạm Đức Thắng

Mobi:0368216443.

DMCA.com Protection Status